- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật có thể gây ra các cơn đau quặn bụng, đầy trướng, khó chịu
Sự thật về việc làm sạch túi mật bằng dầu olive và nước chanh
Người bị sỏi mật nên cẩn thận nguy cơ viêm túi mật
Ăn nhiều món giàu chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật
Tại sao bạn cần cảnh giác với viêm gan, viêm túi mật?
Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, cứ 5 phụ nữ trên 60 tuổi lại có 1 người mắc các vấn đề túi mật. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 60 cũng có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi của hormone quá trình mang thai, tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai… dẫn tới sự thay đổi của các hormone giới tính, khiến cơ thể đào thải nhiều cholesterol vào dịch mật, tạo điều kiện hình thành sỏi mật.
Điều khó khăn trong chẩn đoán sỏi mật là đa phần người bệnh không có triệu chứng gì hoặc chỉ là những triệu chứng mơ hồ. Nhưng cũng có không ít người mắc sỏi mật gặp phải những triệu chứng khá dễ nhận biết. Nếu nhận thấy mình đang có các triệu chứng dưới đây, hãy nhanh chóng đi khám vì rất có thể bạn đang bị sỏi mật hoặc các bệnh khác về gan mật.
Đau bụng
Các cơn đau bụng đột ngột, thường xảy ra sau khi ăn nhiều chất béo có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật. Theo BS. Matthew Mintz (người Mỹ): “Các cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên, bên phải thường là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật.”
Đau vùng bụng trên, bên phải có thể cảnh báo sỏi mật ở phụ nữ
Bệnh nhân có thể thường xuyên bị đau bụng, đặc biệt là sau bữa ăn giàu chất béo. Các cơn đau do sỏi mật thường xảy ra một cách dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở phía trên bên phải của bụng. Nguyên nhân là do sau khi ăn, túi mật sẽ phải co bóp và tiết ra dịch mật. Quá trình co bóp này có thể đẩy những viên sỏi mật trong túi mật lọt vào những vùng hẹp như cổ túi mật gây căng tức, đau đớn, khó chịu. Các cơn đau bụng dạng này có thể kéo dài từ 5 phút đến một vài giờ rồi giảm dần.
Nếu các cơn đau xảy ra không quá thường xuyên và không gây khó chịu, có thể bạn chưa cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu thấy đau bụng dữ dội, đau bụng đi kèm một vài dấu hiệu khác dưới đây, bạn nên đi khám ngay lập tức.
Buồn nôn và nôn
Nếu viên sỏi mật mắc kẹt trong những ống dẫn mật, chúng có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy và khiến bạn cảm thấy buồn nôn, thậm chí nôn. Nếu bạn thường hay cảm thấy buồn nôn không rõ nguyên nhân, đặc biệt là sau khi ăn nhiều chất béo, rất có thể bạn đang mắc bệnh sỏi mật.
Ợ nóng
Nhiều người nghĩ các dấu hiệu ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày - thực quản… là các bệnh về dạ dày thông thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này thường xuyên xảy ra sau ăn, đi kèm với những cơn đau bụng dữ dội… bạn nên đi khám để phát hiện sớm bệnh sỏi mật.
Vàng da
Khi viên sỏi mật lọt vào ống dẫn mật, gây tắc nghẽn, dịch mật không xuống được ruột non để tiêu hóa chất béo. Sự tích tụ của dịch mật sẽ làm tăng nồng độ sắc tố mật bilirubin (có màu vàng) trong máu. Điều này có thể khiến cho da và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu vàng.
Nước tiểu sẫm màu, phân sáng màu
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng đậm hơn, phân sáng màu hơn. Do đó, nếu thấy mình có các dấu hiệu này, rất có thể ống mật của bạn đang bị tắc nghẽn bởi sỏi mật.
Sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh
Tình trạng sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, đặc biệt khi kết hợp cùng các cơn đau quặn bụng bất thường có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng tắc mật và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng túi mật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.
Vi Bùi H+ (Theo Womenshealthmag)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, giúp làm mềm sỏi và bài sỏi mật, phòng ngừa viêm túi mật, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.
Bình luận của bạn